Có lẽ còn nhiều thắc mắc rằng liệu Sales model iPhone là gì và các thông số Sales model có ý nghĩa ra sao. Đây là các câu hỏi được nhận khá nhiều sự quan tâm từ những người đang tìm hiểu mua iPhone cũ. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan về Sales model iPhone. Cùng với đó là kinh nghiệm mua iPhone cũ, chất lượng mà bạn nên biết. Cùng tìm hiểu ngay nào! Sau những giờ làm việc căng thẳng, bạn có thể giải trí với w88, một nhà cái cá cược trực tuyến uy tín tại Việt Nam với nhiều trò chơi casino hấp dẫn.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Toggle1. Sales model trên iPhone là gì?
Sales model iPhone là gì? Sales model là thông số khi kiểm tra trên View Verification Report. Việc này sẽ cho bạn biết chiếc điện thoại là phiên bản nào khi bán ra thị trường. Kiểm tra thông tin trên View Verification Report là một trong những cách chính xác nhất. Để xem liệu rằng chiếc iPhone bạn mua có phải chính hãng hay không.
Có các phiên bản được bán ra thị trường gồm Apple Replaced Device, Apple Refurbished Device và Demo Device.
2. Các thông số Sales model iPhone trong View Verification Report là gì?
Sau đây là các thông số Sales model iPhone trên View Verification Report mà bạn cần hiểu rõ khi có ý định mua iPhone cũ, chất lượng:
2.1. Apple Replaced Device
Apple Replaced Device là hàng đổi trả bảo hành của Apple. Thiết bị được Apple thay thế hoàn toàn cho những sản phẩm bị lỗi hay hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Dĩ nhiên là hàng này vẫn được xem là hàng mới.
2.2. Demo Device
Demo Device hay còn được gọi là hàng trưng bày, hàng bỏ mẫu ở các store. Nhằm giúp cho khách hàng có thể trải nghiệm được sản phẩm trước khi đưa ra quyết định là có mua hay không.
Các thiết bị iPhone Demo được sản xuất bằng cách tương tự như các dòng iPhone thương mại. Tuy nhiên chúng được sử dụng chủ yếu cho mục đích trưng bày hơn là mục đích kinh doanh với số lượng giới hạn. Do đó, chất lượng của iPhone sản xuất cho bản thương mại và bản Demo là tương đương nhau.
2.3. Apple Refurbished Device
Đối với Apple Refurbished Device thì đây là những sản phẩm có vấn đề về phần cứng hay phần mềm và được Apple thu hồi lại. Sau đó được tân trang và đem đi bán lại ngoài thị trường với giá thành thấp hơn.
3. Những thông số khác Sales model iPhone là gì?
Ngoài các thông số Sales model ở trên thì còn một số thông số khác trong View Verification Report mà bạn cũng cần biết đó là:
- Device Color: Là màu sắc của thiết bị. Nếu như bạn thấy màu sắc ở trong phần mềm khác với màu ngoài vỏ thì chắc chắn điện thoại đã bị thay vỏ.
- Hard Disk Capacity: Cung cấp thông tin về dung lượng ổ cứng. Gồm 2 loại là Upgrade Capacity và Change Hard disk. Upgrade Capacity là ổ cứng gốc được nâng cấp với dung lượng lưu trữ cao hơn. Còn Change Hard disk là ổ cứng thiết bị đã bị hư hỏng và người sử dụng cần thay thế ổ cứng mới.
- iDevice screen: Là thông tin về màn hình thiết bị. Bạn không thể biết được rằng màn hình đã bị thay thế hay chưa qua thông số này.
- Seri test results: Là kết quả kiểm tra số seri. Nếu kết quả kiểm tra số seri không chính xác thì chiếc iPhone cũ đó đã bị thay mainboard hay ổ cứng.
4. Kinh nghiệm khi mua iPhone cũ chất lượng
Bạn đang băn khoăn không biết có nên mua iPhone cũ hay không? Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chọn mua iPhone cũ? Bạn muốn chiếc iPhone cũ nhưng vẫn phải chất lượng? Vậy hãy đọc tiếp bài viết để trang bị những kinh nghiệm khi mua iPhone cũ nhé:
- Kiểm tra tổng quan bên ngoài iPhone: Bạn hãy kiểm tra xem hình thức bên ngoài của chiếc iPhone có bị móp méo, trầy xước hay không. Nếu vỏ máy móp méo, lõm thì có thể máy đã bị va đập mạnh thì hãy bỏ qua chiếc điện thoại đó.
- Kiểm tra màn hình điện thoại: Nếu bạn muốn thoải mái chơi game, xem phim thì chọn màn hình to. Còn nếu ưa thích sự tiện lợi, gọn nhẹ thì hãy chọn những dòng máy màn hình nhỏ.
- Kiểm tra iPhone đã thay vỏ hay chưa: Bạn hãy nhấn phím *#060#, số IMEI sẽ xuất hiện. Và việc của bạn là kiểm tra xem số này có khớp với số trên mặt lưng, khay sim không. Nếu trùng thì chúc mừng bạn, chiếc điện thoại chưa qua thay vỏ.
- Kiểm tra chức năng sạc của điện thoại: Phải đảm bảo rằng các khe cắm không bị trầy xước quá nhiều. Bên cạnh đó là phần viền giáp không bị cong vênh, móp méo, ọp ẹp.
- Kiểm tra nguồn gốc iPhone: Để kiểm tra nguồn gốc iPhone bạn mở Cài Đặt. Sau đó bấm vào Cài đặt chung và chọn phần Giới thiệu.
Tại đây, bạn sẽ thấy đoạn mã ở phần Số máy. Bạn dựa vào các ký tự cuối để tra được nguồn gốc chiếc điện thoại là từ đâu.
Dựa vào ảnh bên dưới bạn có thể biết được nguồn xuất xứ.
- Kiểm tra sơ bộ các chức năng điện thoại: Và cuối cùng không thể quên đó là kiểm tra các tính năng như nghe, gọi, Wi-Fi,… Ví dụ như nút Home có bị liệt không, loa có rè truy cập, kết nối Wi-Fi có vấn đề gì không,…
5. Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin về Sales model iPhone là gì cũng như là những kinh nghiệm khi đi mua iPhone cũ, chất lượng. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn và bạn sẽ tìm mua được chiếc iPhone phù hợp với mình. Nếu thấy hay đừng quên chia sẻ bài viết này với mọi người nhé!
Hãy theo dõi ngay Trung tâm bảo hành Apple chính hãng tại Việt Nam – CareS. Để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin mới nhất nào đến từ Apple nhé!