MacBook bị mất Recovery có thể khiến bạn gặp khó khăn khi cần khôi phục hệ điều hành. Thông thường, Recovery giúp bạn dễ dàng truy cập các công cụ khôi phục mà không cần đến phương tiện bên ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như nâng cấp ổ cứng, Recovery có thể bị mất. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục MacBook bị mất Recovery.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Toggle1. Cách khắc phục MacBook bị mất Recovery đơn giản
MacBook bị mất Recovery có thể gây ra nhiều rắc rối. Đặc biệt là khi bạn cần khôi phục hệ điều hành hoặc sửa chữa các lỗi nghiêm trọng. Sau đây là các cách khắc phục MacBook bị mất phân vùng Recovery đơn giản và hiệu quả.
1.1. Máy MacBook sử dụng chip T2
Phím tắt Command + R có thể không hoạt động trên MacBook sử dụng chip bảo mật T2. Trong trường hợp này, bạn hãy thử sử dụng tổ hợp phím Option/Alt + Command + R để vào chế độ macOS Recovery.
Nếu bạn không chắc máy của mình sử dụng chip gì, hãy vào phần Thông tin hệ thống. Sau đó bạn hãy chọn vào Phần cứng.
Với cách này bạn có thể dễ dàng kiểm tra xem thiết bị có sử dụng chip T2 hay không.
1.2. Đảm bảo mỗi phím đều hoạt động bình thường
Bạn hãy đảm bảo rằng bàn phím của máy không gặp sự cố. Bạn nên kiểm tra từng phím R và Command một cách riêng lẻ để đảm bảo chúng hoạt động bình thường.
1.3. Phân vùng Recovery đã bị xóa
Có thể bạn đã vô tình xóa phân vùng Recovery khi cài đặt Windows qua Boot Camp hoặc thay thế ổ cứng HDD trên máy. Hoặc là phân vùng Recovery đã bị hỏng. Để khắc phục MacBook bị mất Recovery trong trường hợp này, bạn hãy thực hiện các bước sau:
Bước 1: Bạn hãy khởi động lại máy Mac và ngay lập tức nhấn tổ hợp phím Command + R.
Nếu tổ hợp phím Command + R không hoạt động, bạn hãy thử sử dụng tổ hợp phím Option + Command + R.
Bước 2: Từ đây, bạn có thể truy cập máy chủ của Apple để tải xuống phiên bản macOS mới nhất.
Lưu ý: Bạn cũng có thể sử dụng tổ hợp phím Shift + Option/Alt + Command + R để cài đặt phiên bản macOS được cài đặt sẵn khi máy xuất xưởng.
Màn hình MacBook của bạn bị vỡ, sọc, hoặc mờ? Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề này. Với dịch vụ thay màn hình MacBook chính hãng, chiếc máy tính của bạn sẽ được phục hồi như mới. Click ngay để biết thêm chi tiết và đặt lịch hẹn.
1.4. Kiểm tra phân vùng Recovery có hoạt động trên MacBook hay không
Sau đây là cách kiểm tra phân vùng Recovery trên MacBook đơn giản với các bước:
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy tắt máy bằng cách chọn biểu tượng Apple trên thanh công cụ và chọn Shut Down. Tiếp theo, giữ phím Command + R và nhấn nút Power.
Bước 2: Tiếp theo, bạn giữ phím Command + R cho đến khi logo Apple hiển thị trên màn hình. Sau đó thả các phím ra.
Bước 3: Cuối cùng, bạn hãy cho phép máy MacBook truy cập vào chế độ Recovery.
Lưu ý: Trên các máy sử dụng phiên bản macOS mới nhất, bạn sẽ thấy cửa sổ macOS Utilities. Trong khi các phiên bản macOS cũ hơn sẽ là cửa sổ OS X Utilities.
Nếu cửa sổ này xuất hiện, máy của bạn đang hoạt động bình thường. Khi này, bạn hãy tiến hành cài đặt lại macOS như bình thường. Tuy nhiên, có trường hợp màn hình trống xuất hiện hoặc máy khởi động đến một màn hình khác. Điều này có nghĩa là phân vùng Recovery đang không hoạt động.
1.5. Sử dụng Terminal để kiểm tra máy MacBook có phân vùng Recovery hay không
Với tiện ích Terminal, bạn có thể nhanh chóng kiểm tra xem máy của mình có phân vùng Recovery hay không. Cách thực hiện kiểm tra máy MacBook có phân vùng Recovery bằng Terminal như sau:
Bước 1: Khởi chạy Terminal trên máy và nhập lệnh diskutil list. Một danh sách tất cả các ổ đĩa và phân vùng sẽ xuất hiện trên màn hình.
Bước 2: Kiểm tra ổ đĩa đầu tiên (/dev/disk0) để xem có phân vùng Recovery hay không. Sau đó, thử sử dụng lại tổ hợp phím Command + R để xem bạn đã giải quyết được sự cố hay chưa.
Nhờ các bước trên, bạn sẽ kịp thời phát hiện và khắc phục các vấn đề liên quan đến phân vùng Recovery. Đảm bảo MacBook của bạn luôn sẵn sàng cho các tình huống khôi phục, cài đặt lại hệ điều hành.
1.6. Thử bản sửa lỗi để buộc phân vùng Recovery xuất hiện
Đôi khi, MacBook bị mất Recovery có thể là sự vô tình. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn hãy thử reset lại PRAM hoặc SMC. Để thực hiện reset, bạn hãy thử các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy tắt máy, sau đó nhấn giữ tổ hợp phím Command + Option + P + R.
Bước 2: Khi nghe thấy âm thanh khởi động, bạn hãy thả các phím ra. Sau đó, thử sử dụng tổ hợp phím Command + R để kiểm tra xem phân vùng macOS Recovery đã xuất hiện hay chưa.
Những bước này sẽ giúp bạn tiếp cận lại các công cụ khôi phục quan trọng. Đồng thời đảm bảo rằng hệ thống của bạn luôn sẵn sàng cho việc sửa chữa và cài đặt lại. Hãy thử các bản sửa lỗi này để đảm bảo rằng MacBook của bạn hoạt động ổn định.
1.7. Đặt lại SMC (System Management Controller)
Lỗi trong SMC có thể là nguyên nhân khiến MacBook không thể truy cập vào chế độ khôi phục. Bởi vì SMC kiểm soát các tính năng như nguồn, pin, quạt,… Nếu MacBook bị mất Recovery, bạn có thể đặt lại SMC theo cách sau để khắc phục sự cố:
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy tắt máy tính và rút sạc hoàn toàn.
Bước 2: Sau đó, bạn tiến hành cắm sạc lại. Bạn hãy nhấn và giữ cùng lúc các phím Control, Shift, và Option với nút Nguồn trong 10 giây. Sau đó, bạn hãy thả tất cả các phím và khởi động lại máy.
Khi này, SMC của bạn đã được đặt lại. Thao tác này đơn giản. Nhưng quá trình này mang lại hiệu quả cao trong việc khôi phục các chức năng quản lý hệ thống quan trọng.
2. Cách khôi phục máy MacBook không có phân vùng Recovery
Khi MacBook của bạn không có phân vùng Recovery, việc khôi phục hệ điều trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách khác nhau để khôi phục hệ thống mà không cần đến phân vùng này. Sau đây là các cách khôi phục máy MacBook khi không có phân vùng Recovery:
2.1. Sử dụng Internet Recovery để thực hiện cài đặt lại macOS
Sử dụng Internet Recovery để cài đặt lại macOS rất dễ thực hiện. Các máy MacBook mới có thể khởi động trực tiếp từ kết nối internet mà không cần dựa vào phân vùng Recovery:
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy tiến hành tắt máy. Sau đó, bạn nhấn giữ tổ hợp phím Command + Option/Alt + R và nhấn nút Power.
Bước 2: Tiếp theo, bạn giữ các phím này cho đến khi biểu tượng hình quả cầu quay. Hoặc hiện thông báo Starting Internet Recovery xuất hiện trên màn hình.
Bước 3: Khi màn hình macOS Utilities hiển thị, bạn hãy chọn vào Reinstall macOS. Sau đó, bạn hãy thực hiện quá trình cài đặt.
Lưu ý: Chế độ này chỉ hỗ trợ các mạng sử dụng bảo mật WEP và WPA. Bạn có thể gặp sự cố nếu đang sử dụng mạng proxy hoặc PPPoE.
2.2. Tạo ổ đĩa khởi động để cài đặt bản sao macOS
Tạo ổ đĩa cài đặt có khả năng khởi động của macOS từ Terminal khá đơn giản với lệnh createinstallmedia. Lưu ý rằng lệnh này sẽ xóa toàn bộ dữ liệu trên ổ đĩa ngoài. Vì vậy hãy sao lưu các tệp quan trọng trước khi thực hiện các bước sau:
Bước 1: Bạn hãy truy cập Disk Utility bằng cách nhấn Command + Spacebar và nhập Disk Utility. Nếu đang chạy macOS High Sierra trở lên, bạn chọn View. Sau đó chọn Show All Devices để hiển thị ổ đĩa gốc và hệ thống.
Bước 2: Bạn chọn ổ đĩa gốc trong thanh bên và nhấn Erase. Bạn hãy chọn Mac OS Extended (Journaled) cho Format và GUID Partition Map cho Scheme.
Bước 3: Bạn hãy tiến hành đặt tên cho ổ đĩa nếu cần thiết.
Bước 4: Khởi chạy Terminal và sao chép đoạn lệnh createinstallmedia tương ứng với phiên bản macOS bạn muốn cài đặt. Nhập mật khẩu người dùng và chờ đợi quá trình sao chép hoàn tất.
Bước 5: Xác nhận việc xóa dữ liệu trên ổ đĩa ngoài và chờ cho đến khi sao chép hoàn thành.
Bạn đã thành công tạo ổ đĩa cài đặt macOS. Và bạn có thể sử dụng nó để cài đặt macOS trên nhiều máy MacBook khác. Lưu ý chỉ cần cắm ổ đĩa vào và khởi động với phím Option/Alt để vào Recovery Mode. Sau đó chọn Install macOS và tiếp tục quá trình cài đặt.
2.3. Sử dụng sao lưu Time Machine
Bạn có thể kết nối ổ đĩa ngoài sao lưu với Time Machine. Nếu tệp nào bị mất hoặc bị hỏng, bạn có thể khôi phục tệp bằng cách này. Điều này thường hữu ích khi bạn không thể khởi động vào chế độ khôi phục trên máy:
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy khởi động MacBook và nhấn tab Tùy chọn (Options) trong khi khởi động. Sau đó kết nối đến ổ đĩa thời gian của bạn và đợi cho đến khi nó khởi động.
Bước 2: Bạn hãy chọn Recovery Drive để khởi động Mac và nhấp vào Use Disk.
Sử dụng bản sao lưu Time Machine là phương pháp hiệu quả để khôi phục hệ thống. Hãy tận dụng bản sao lưu Time Machine để duy trì hiệu suất và độ tin cậy của thiết bị.
3. Nên làm gì khi không khắc phục được MacBook bị mất Recovery?
Khi không thể khắc phục được MacBook bị mất Recovery, bạn nên xem xét mang thiết bị đến cửa hàng dịch vụ chính hãng như CareS để được hỗ trợ. CareS cung cấp các dịch vụ sửa chữa, khôi phục hệ thống và tư vấn các giải pháp phù hợp. Nhờ đó sẽ đảm bảo MacBook của bạn hoạt động trở lại một cách đáng tin cậy.
Đội ngũ kỹ thuật viên ở CareS được đào tạo chuyên sâu. Nhân viên đều có kinh nghiệm xử lý nhiều tình huống khác nhau. Tất cả lỗi từ phần mềm đến sự cố phần cứng đều được xử lý nhanh chóng.
Hơn nữa, sử dụng dịch vụ chính hãng giúp bạn yên tâm về chất lượng linh kiện thay thế. Nhờ đó, việc mang máy đến CareS sẽ đảm bảo rằng MacBook của bạn hoạt động trở lại an toàn. Qua đó giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh các rủi ro không đáng có.
4. Kết luận
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về vấn đề MacBook bị mất Recovery và các phương pháp khắc phục. Với các phương pháp trên, nếu cảm thấy khó khăn khi áp dụng, bạn hãy đưa thiết bị đến CareS. Đội ngũ kỹ thuật viên sẽ hỗ trợ bạn chuyên nghiệp và khắc phục các vấn đề phức tạp.
Bạn hãy theo dõi website Trung tâm bảo hành Apple – CareS chính hãng ở Việt Nam. Để được giới thiệu và chia sẻ thêm nhiều ứng dụng tiện ích hiện nay nhé.