Công nghệ kết nối Bluetooth là gì mà ngày nay được sử dụng rộng rãi trên nhiều thiết bị? Những thiết bị nào có thể sử dụng công nghệ kết nối Bluetooth này? Theo dõi ngay bài viết này để có câu trả lời nhé!
TÓM TẮT NỘI DUNG
Toggle1. Công nghệ kết nối Bluetooth là gì? Quá trình phát triển Bluetooth
Bluetooth là gì? Công nghệ Bluetooth là sự trao đổi dữ liệu không dây phạm vi gần (10m-100m) giữa các thiết bị điện tử. Bluetooth hỗ trợ truyền dữ liệu qua khoảng cách ngắn giữa các thiết bị di động và cố định mà không cần bất kỳ dây cáp nào.
Bluetooth có thể đạt đến tốc độ truyền dữ liệu khá nhanh tầm 1Mb/s. Công nghệ này hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 720 Kbps trong phạm vi từ 10m đến 100m. Bluetooth dùng sóng Radio với tần số 2.4GHz.
Mặc dù sử dụng cùng tần số với công nghệ WiFi. Nhưng chúng không hề xung đột với nhau, do Bluetooth sử dụng tần số có bước sóng ngắn hơn WiFi.
Bluetooth là công nghệ phát minh bởi một kỹ sư điện tử công ty Ericsson vào năm 1994. Tên gọi của công nghệ không dây này được đặt theo tên của một vị vua Đan Mạch có tên là Harald Bluetooth.
Về sau, công nghệ này được chuẩn hóa bởi Bluetooth Special Interest Group (SIG). Đây là một tổ chức được thành lập bởi các hãng sản xuất điện tử nổi tiếng và sau này có sự tham gia của Microsoft, Lenovo và Apple.
Tổ chức này có chức năng giám sát việc phát triển các tiêu chuẩn Bluetooth. Đồng thời, cấp phép cho các nhà sản xuất công nghệ không dây này. Công nghệ Bluetooth chính thức được chuẩn hóa và công bố rộng rãi vào ngày 20/5/1999 và phổ biến sau vài năm.
2. Sử dụng công nghệ Bluetooth có ảnh hưởng sức khỏe không?
Sóng Bluetooth có công suất hoạt động rất nhỏ (chỉ 1mW), nên không thể ảnh hưởng đến cơ thể và sức khỏe con người. Để bạn dễ hình dung sự chênh lệch cực kỳ lớn giữa sóng Bluetooth và các loại sóng khác như sóng điện từ của điện thoại di động, chúng ta so sánh đơn giản như sau:
- Công suất của các thiết bị sử dụng sóng Bluetooth như đã nói ở trên chỉ 1mW. Khi sử dụng các loại tai nghe, loa Bluetooth, chúng ta sẽ không cần đưa điện thoại lên gần tai để nghe rõ cuộc hội thoại.
- Công suất của sóng điện từ phát ra trên điện thoại di động xấp xỉ từ 1000mW – 2000mW (gấp 1000 – 2000 lần Bluetooth). Khi trả lời các cuộc gọi trên điện thoại di động, thói quen đưa máy lên gần tai để nghe. Điều đó có thể gây ảnh hưởng đến não bộ.
Do đó, việc bạn sử dụng Bluetooth sẽ không gây ảnh hưởng sức khỏe. Bây giờ các bạn có thể yên tâm dùng các thiết bị có sóng Bluetooth rồi nhé.
3. Các chuẩn kết nối của Bluetooth ngày nay là gì?
Hiện nay, chuẩn kết nối của Bluetooth bao gồm:
- Bluetooth 1.0: Tốc độ gần 1Mbps nhưng còn gặp nhiều vấn đề về tính tương thích.
- Bluetooth 1.1: Phiên bản sửa lỗi của Bluetooth 1.0. Không có sự thay đổi về tốc độ.
- Bluetooth 1.2: Tăng tốc thời gian dò tìm và kết nối. Tốc độ truyền tải cũng nhanh hơn so với chuẩn 1.1.
- Bluetooth 2.0 +ERD: Ổn định và tốc độ chia sẻ nhanh hơn. Tiết kiệm năng lượng.
- Bluetooth 2.1 +ERD: Bổ sung thêm cơ chế kết nối phạm vi nhỏ so với bản 2.0
- Bluetooth 3.0 + HS (High Speed): Tốc độ lý thuyết lên đến 24Mbps. Thiết bị hỗ trợ Bluetooth 3.0 nhưng không có +HS sẽ không đạt tốc độ trên. Chỉ hỗ trợ chia sẻ nhanh file dung lượng thấp hay kết nối với loa, tai nghe…
- Bluetooth 4.0: Là sự kết hợp của Bluetooth 2.1 và 3.0. Vừa truyền tải nhanh lại còn tiết kiệm năng lượng.
- Bluetooth 4.1: Khắc phục tình trạng chồng chéo dữ liệu của Bluetooth với mạng 4G. Tự điều chỉnh băng thông, tiết kiệm năng lượng.
- Bluetooth 4.2: Tốc độ truyền tải gấp 2.5 lần so với bản 4.1. Hạn chế lỗi kết nối và bảo mật tốt. Hỗ trợ chia sẻ kết nối mạng internet theo giao thức IPv6.
- Bluetooth 5.0: Tầm phủ sóng rộng gấp 4 lần, tốc độ nhanh gấp đôi và tiết kiệm điện gấp 2.5 lần so với 4.0.
- Bluetooth 5.1: Nâng cấp thêm khả năng tìm hướng AoA và AoD. Hỗ trợ xác định vị trí chính xác của thiết bị. Trang bị khả năng kết nối không cần gói dữ liệu.
- Bluetooth 5.2: EATT giúp tăng mã hóa trong kết nối. LEPC hỗ trợ kiểm soát nguồn và ổn định chất lượng tín hiệu, hạn chế lỗi. Tính năng ISOC cho phép truyền dữ liệu hai chiều với cùng lúc nhiều thiết bị.
Ngày nay, các chuẩn kết nối được dùng phổ biến gồm: Bluetooth 3.0, 4.0 và 5.0.
4. Những công dụng của kết nối Bluetooth là gì?
Hiểu được Bluetooth là gì, vậy ứng dụng có nó trong đời sống ra sao? Với Bluetooth, chức năng quen thuộc nhất với mọi người có lẽ là truyền các tập tin. Tuy nhiên, trên thực tế, công nghệ này có thể làm được nhiều hơn vậy:
- Cho phép các thiết bị kết nối với nhau nhằm trao đổi thông tin. Ví dụ như: điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy in,…
- Giao tiếp, kết nối không dây với các thiết bị vào ra của máy tính. Chẳng hạn như: chuột, bàn phím và máy in.
- Thay thế các giao tiếp dùng dây truyền thống giữa các thiết bị đo, y tế, định vị, máy quét mã vạch, các thiết bị điều khiển giao thông.
- Giúp điều khiển, giao tiếp không dây giữa điện thoại di động và tai nghe không dây.
- Chia sẻ tập tin qua lại với các thiết bị dùng Bluetooth khác.
- Điều khiển từ xa cho các thiết bị trò chơi điện tử, điều khiển tivi, máy điều hòa,…
- Hỗ trợ kết nối Internet máy tính, bằng cách sử dụng điện thoại di động thay cho modem.
5. Ưu và nhược điểm của Bluetooth là gì?
Sau khi lý giải Bluetooth là gì ở phần trên, có thể thấy công nghệ Bluetooth mang đến nhiều tiện ích cho người dùng. Vậy, công nghệ này có những ưu và nhược điểm gì?
Ưu điểm:
- Tiện lợi hơn khi thay thế hoàn toàn kết nối có dây.
- Không nguy hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Bảo mật khá an toàn với công nghệ mã hóa trong.
- Các thiết bị có thể kết nối với nhau trong phạm vi 20m – 100m mà không cần trực diện.
- Kết nối không dây, tiện lợi khi nghe máy lúc lái xe hoặc làm việc cá nhân.
- Ít tốn năng lượng, tối đa 30mAh trong quá trình truyền dữ liệu.
- Không gây nhiễu cho các thiết bị không dây xung quanh.
- Tính tương thích khá cao.
Nhược điểm:
- Tốc độ truyền tải khá thấp, tối đa khoảng 720Kbps.
- Trường hợp có vật cản, Bluetooth sẽ bắt sóng khá kém.
- Thời gian thiết lập khá lâu.
6. Một số lưu ý để giữ an toàn bảo mật khi dùng Bluetooth
Việc kết nối không dây thông qua công nghệ Bluetooth chắc hẳn sẽ có nhiều người lo lắng về tính bảo mật. Do đó, nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị, các bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chỉ nên mở Bluetooth khi cần thiết. Việc này không chỉ giúp đảm bảo an toàn bảo mật, còn giúp bạn tiết kiệm pin cho thiết bị.
- Giữ thiết bị ở chế độ ‘hidden’.
- Thường xuyên kiểm tra danh sách các thiết bị đã paired.
- Khuyến khích bạn nên mã hóa khi thiết lập Bluetooth với máy tính.
- Nên sử dụng các phần mềm diệt virus, quét virus định kỳ để đảm bảo tính bảo mật.
Như vậy, đến đây mình đã hoàn tất chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến Bluetooth. Hy vọng, qua bài viết này, bạn biết công nghệ Bluetooth là gì và những ứng dụng của nó trong đời sống ngày nay.
Xem thêm nhiều thông tin công nghệ bổ ích tại chuyên mục News của Apple Authorized Service Provider – CareS ASP!